Bấm huyệt bàn chân đã có lịch sử từ lâu đời, đây là phương pháp đem lại vô vàn lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe con người. Vậy xoa bóp, bấm huyệt bàn chân có thực sự "thần kỳ" như vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!
1. Sơ đồ huyệt đạo bàn chân
Được ví như trái tim thứ 2 của cơ thể, đôi bàn chân chứa tới 107 dây chằng, 66 huyệt đạo, 33 mạch máu và liên quan mật thiết tới sức khỏe cơ thể. Để chăm sóc đúng cách, bạn cần hiểu về đôi chân của mình cũng như cách bấm huyệt bàn chân chính xác và hiệu quả.
Xem thêm:
- Mẹo duy trì giấc ngủ sâu và ngon mà không cần tới thuốc
- Ghế massage toàn thân loại nào tốt nhất hiện nay
- Có nên mua ghế matxa toàn thân không?
Bàn chân nơi tập hợp nhiều huyệt đạo trọng yếu trên cơ thể
Giống như một bản đồ thu nhỏ của cơ thể, đôi bàn chân là điểm kết nối tận cùng của hệ thống thần kinh, và là điểm thấp nhất của các đường ống, hơn nữa huyệt đạo bàn chân có mối quan hệ mật thiết với các cơ quan trong cơ thể. Khi bàn chân ít đi lại, các đốt xương có thể bị “cứng” làm cho một số dây thần kinh và mạch máu bị “kẹt” gây ra sự kém lưu thông. Việc xoa bóp bấm huyệt sẽ giúp cho máu được tuần hoàn tốt hơn.
Tại sao gan bàn chân rất quan trọng?
Gan bàn chân có nhiều dây thần kinh kết nối đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể. Do đó, gan bàn chân có khoẻ mạnh thì cơ thể chúng ta mới khoẻ mạnh và ngược lại.
Bàn chân có liên quan mật thiết với sức khỏe con người
- Gan tì trong cơ thể người có liên quan tới ngón thứ 4 của bàn chân, xoa bóp đúng cách vào các huyệt bàn chân giúp điều trị táo bón và đau mỏi lưng.
- Dạ dày liên quan tới mu bàn chân thứ 2, bấm huyệt có thể điều trị chứng ợ chua, khó tiêu.
- Thận có mối liên hệ không thể tách rời với gan bàn chân.
- Bàn quan liên quan tới mu ngón út.
Tác dụng và vị trí của từng huyệt đạo
* Huyệt dũng tuyền:
Vị trí huyệt dũng tuyền trên gan bàn chân
Vị trí: Đây là huyệt thuộc gan bàn chân, là điểm thấp nhất của cơ thể, nằm ở giữa gan chân 1/3 về phía trước.
Tác dụng: Điều hòa khí huyết cơ thể, tác dụng tích cực tới thận.
* Huyệt thương khâu:
Vị trí: Nằm ở hõm mắt cá chân phía trong
Tác dụng: Hỗ trợ tới các chứng đầy hơi, khó tiêu, viêm loét dạ dày... Đồng thời huyệt thương khâu có tác dụng dưỡng lách, giúp khí huyết lưu thông thuận lợi.
* Huyệt thái xung
Vị trí: Huyệt nằm ở mu bàn chân, tính từ khe bàn chân thứ 2 và chân 2 là khoảng 2 đót ngón tay.
Tác dụng: Huyệt bàn chân có tác dụng liên quan mật thiết tới việc điều dưỡng tới gan, điều hòa cơ thể, hạ huyết áp, giảm nhanh các tình trạng tiểu bí, ù tai, rối loạn kinh nguyệt, hen phế quản.
* Huyệt nội đình
Vị trí: Huyệt nằm trên mu bàn chân, bạn đo từ kẽ ngón chân cái với ngón giữa lên phía mu bàn chân khoảng nửa thốn thì đó là vị trí của huyệt nội đình.
Tác dụng: Điều trị các chứng như đau rằng hàm dưới, chảy máu cam, sốt, kiệt dây thần kinh số VII.
2. Cách bấm huyệt bàn chân chữa bệnh
Cách bấm huyệt bàn chân chữa ho:
Đây được coi là phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả kỳ diệu, và vô cùng an toàn. Sở dĩ cách làm này phát huy tác dụng bởi khi chúng ta dùng kĩ thuật tay, bàn massage, hoặc ghế massage toàn thân tác động vào từng huyệt vị, tạo ra các xoa bóp kích thích cơ học vào da, thần kinh và mạch máu. Điều này làm cho khí huyết lưu thông, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, bạch huyết và điều hoà cơ thể.
Bấm huyệt chân chữa ho, cải thiện sức khỏe
- Để bấm huyệt dưới lòng bàn chân trị ho, bạn cần co bàn chân và ngón chân lại để thấy được chỗ hõm trên gan bàn chân với khoảng cách 1/3 về phía các ngón chân. Dùng dầu nóng thoa huyệt Dũng tuyền, rồi dùng ngón trỏ day, bóp khoảng 15 phút để kích hoạt chân ấm lên, làm đều đặn như vậy 3 lượt mỗi ngày bạn sẽ thấy các cơn ho dai dẳng cũng sẽ được chữa dứt điểm.
- Nếu như bạn ho nhiều vào buổi trưa thì làm theo hướng dẫn 1 lần vào thời điểm trưa, còn nếu là tối nhớ làm trước khi đi ngủ nhé!
Bấm huyệt bàn chân chữa đau bụng:
Bấm huyệt bàn chân là cách giảm nhanh cơn đau bụng mà không cần dùng thuốc hay đến phòng khám. Đây cũng là một phương pháp hiệu quả trong hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe được các bác sĩ tư vấn với tần suất và phác đồ huyệt phù hợp.
- Khi bị các triệu chứng đau bụng, đầy hơi bạn có thể bấm huyệt Thái xung bằng cách dùng đầu ngón tay cái xoa từ kẽ ngón chân cái và ngón bên cạnh lên phía trên.
- Xoa từ từ đến khi ngón cái cảm giác mắc lại tại điểm lõm, tiếp tục xoa nhẹ nhàng vào vị trí huyệt đạo, các cơn đau sẽ từ từ mà giảm đi đáng kể. Mỗi ngày hãy thực hiện đều đặn khoảng 15 phút.
Bấm huyệt bàn chân chữa đau đầu:
Cơn đau đầu, đau nửa đầu liên tục hành hạ khiến sức khỏe của bạn đi xuống một cách đáng kể, mất tập trung và không thể hoàn thành công việc. Vậy bạn đã thử cách bấm huyệt bàn chân để chữa đau đầu?
Các cơn đau đầu giảm đi nhanh chóng nhờ tác động vào huyệt bị bàn chân
- Liệu pháp bấm huyệt trị đau đầu không chỉ làm giảm đau nhanh chóng mà còn giúp thuyên giảm chứng đau đầu về lâu dài.
- Bạn hãy dùng tay để massage gan bàn chân với một lực vừa đủ giúp cho mạch máu lưu thông đến mọi tế bào, mang đến tác dụng cho các bộ phận khác thông qua sự kích thích và triệu chứng đau đầu sẽ không còn hành hạ bạn nữa.
- Nếu thường xuyên đau đầu vào buổi tối thì hãy massage bấm huyệt bàn chân 15 phút trước khi đi ngủ.
3. Hướng dẫn cách massage thư giãn bàn chân
Xoa bóp bấm huyệt bàn chân sẽ giúp làm đẹp da, tăng cường bài tiết độc tố ra ngoài cơ thể, tăng tốc độ trao đổi chất và cải thiện rất nhiều các vấn đề khác của sức khỏe. Cách massage thư giãn này rất đơn giản, bạn chỉ cần làm theo 4 bước cơ bản sau đây:
Massage thư giãn bàn chân, tăng cường sức khỏe
Một mẹo nhỏ để việc massage chân trở nên hiệu quả hơn, bạn nên dùng tinh dầu hoặc các loại kem dành riêng cho massage nhé!
Bước 1: Thoa kem hoặc dầu ra tay và nắm chặt bàn chân từ phía dưới gan bàn chân, từ từ di chuyển tới đầu các ngón chân.
Bước 2: Dùng các ngón tay massage nhẹ nhàng đầu ngón chân và mu bàn chân.
Bước 3: Bấm huyệt bàn chân trái và bấm huyệt bàn chân phải bằng ngón tay cái theo chiều hướng về ngón chân hoặc theo vòng tròn.
Bước 4: Nắm chặt chân, ngón tay cái chạy dọc theo bàn chân hướng đến các ngón chân và lặp lại. Trong quá trình massage bạn nhớ tác động mạnh hơn vào các huyệt như Thái xung, Dũng tuyền… để tăng hiệu quả.
4. Tính năng massage chân thông minh của ghế massage
Dùng ghế massage toàn thân để chăm sóc sức khỏe không còn quá xa lạ đối với nhiều hộ gia đình hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người nghĩ ghế massage chỉ có tác dụng lên các vùng như cổ, vai, gáy, hay lưng mà ít ai biết được các dòng ghế hiện nay đều có công năng massage chân, dò tìm các huyệt lòng bàn chân vô cùng ưu việt. Người dùng có thể tuỳ ý điều chỉnh cường độ sao cho phù hợp với khối lượng cơ thể của mình.
Ghế massage mang tới nhiều tính năng tuyệt vời cho sức khỏe
Trong chương trình của ghế massage toàn thân, tính năng massage chân được hoạt động bởi các con lăn cao cấp mô phỏng các kỹ thuật massage bậc thầy. Kết hợp với nhiệt nóng hồng ngoại giúp nâng cao hiệu quả massage.
Các bài massage, bấm huyệt chuyên sâu của ghế, kết hợp với con lăn 4D hiện đại giúp bạn thoát khỏi những cơn đau dai dẳng, ê ẩm lâu ngày. Cảm giác massage chân thực như chính bàn tay của các chuyên gia vật lý trị liệu.
Đặc biệt, bạn không cần phải lo lắng những mẫu ghế tiêu chuẩn như vậy sẽ có giá thành cao vì hiện nay, Family rất đa dạng về các dòng sản phẩm giúp bạn thoải mái lựa chọn với đầy đủ các tính năng từ cơ bản đến chuyên sâu, phù hợp với túi tiền của các gia đình Việt.
(Nếu muốn biết thêm thông tin về các dòng sản phẩm ghế massage cao cấp, ghế massage toàn thân giá rẻ, chất lượng, an toàn cho sức khỏe hãy tham khảo tại địa chỉ:
https://tokuyo.com.vn/ghe-massage-tokuyo)
Lựa chọn mẫu ghế chứa tính massage chân tăng cường sức khỏe
Ghế massage toàn thân là một chuyên gia trị liệu lý tưởng để bạn và gia đình được tận hưởng trọn vẹn giây phút thư giãn bên cạnh nhau. Không chỉ dừng lại ở lợi ích sức khoẻ, với thiết kế sang trọng ghế massage đóng vai trò như một món đồ nội thất thời thượng tô điểm cho không gian sống trong ngôi nhà bạn thêm phần tinh tế, hiện đại.
Để biết thêm nhiều công dụng khác của ghế massage, hãy liên hệ qua Hotline: 091 676 53 33 để được tư vấn và trải nghiệm sản phẩm miễn phí tại nhà với các mẫu ghế "siêu phẩm" năm 2020.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn, chúc bạn và gia đình luôn có một sức khỏe dẻo dai, an tâm vượt qua mùa dịch.